Quan điểm kinh doanh
QUAN ĐIỂM KINH DOANH
Công ty tnhh thương mại và bảo hộ lao động linh anh chúng tội tự hòa là 1 công ty bảo hộ lao động giá re nhất tại hà nội sau đây tôi xin được đưa lên quan điểm kinh doanh của chúng tôi như sau.
1. Xây dựng và phát triển vững chắc nền tảng hoạt động quản trị công ty: Thông qua việc từng bước rà soát và xây dựng – ban hành các quy trình quy định để tổ chức vận hành.
2. Tuyển chọn và sàng lọc đánh giá đội ngũ CB-NV để đào tạo nâng cao năng lực nghiệp vụ quản lý điều hành qua đó có đội ngũ cán bộ quản lý điều hành kế cận và dự phòng.
3. Đào tạo tập huấn cho CB-NV công ty nâng cao năng lực nghiệp vụ – kỹ năng bán hàng, kỹ năng quản lý điều hành.
4. Thay đổi quan điểm về khách hàng với phương châm phục vụ: “Khách hàng là khách quý; Nhà cung cấp, nhà phân phối là bạn thân”.
5. Trung thực với đồng nghiệp với cấp trên và với khách hàng; Cam kết và thực hiện đúng về chất lượng, thời gian giao hàng, bảo hành, hỗ trợ khách hàng, và giải quyết khiếu nại thỏa đáng hài hòa quyền lợi khách hàng và công ty.
6. Giao tiếp trong nội bộ công ty và với cộng đồng bên ngoài công ty, theo các chuẩn mực của công ty.
QUY ƯỚC VĂN HOÁ GIAO TIẾP CỦA CNV
1. Các quy tắc văn hoá giao tiếp với nhân viên cấp dưới:
· Tin và tín nhiệm người có tài, có năng lực; Quan tâm, đào tạo và bồi dưỡng người tài;
· Lắng nghe ý kiến của cấp dưới;
· Tôn trọng và quan tâm cấp dưới;
· Khen, chê, động viên kịp thời;
· Không bao giờ quên lời hứa.
2. Quy tắc văn hoá giao tiếp với cấp trên:
· Tuân thủ trật tự, đẳng cấp.Khi hệ thống tổ chức công ty đã phân quyền và ủy quyền rỏ ràng thì không được vượt cấp trong hệ thống tổ chức của doanh nghiệp.
· Phản hồi thường xuyên về việc thực hiện công việc của mình, thông qua các báo cáo, email;
· Tiếp nhận những lời phê bình một cách vô tư;
· Cư xử một cách khéo léo, không nói xấu, không chê bai họ sau lưng;
· Học hỏi những phong cách và kinh nghiệm tốt của họ.
3. Quy tắc văn hoá giao tiếp với đồng nghiệp:
Giữa đồng nghiệp với nhau cần có mối quan hệ tốt đẹp. Mọi người trong doanh nghiệp có tinh thần hỗ trợ lẫn nhau thì mới có thể phục vụ khách hàng tốt nhất.
· Dùng hành vi của bạn làm cho đồng nghiệp thấy rằng, giao tiếp với bạn là an toàn; không nên tò mò về đời tư của người khác, không bình luận người khác sau lưng, không lật lọng, không cố chấp với những sai lầm của đồng nghiệp;
· Cạnh tranh một cách lành mạnh vì mục đích chung của doanh nghiệp;
· Đối xử với đồng nghiệp một cách chân thành, khen ngợi những ưu điểm của đồng nghiệp một cách tự nhiên, không tâng bốc, xu nịnh;
· Phân biệt rõ việc công, việc tư;
4. Quy tắc văn hoá giao tiếp với khách hàng:
Khi giao dịch với khách hàng, CB-NV cty phải đặt tinh thần phục vụ khách hàng lên hàng đầu và tuân theo các nguyên tắc sau:
– Thứ nhất: Có trách nhiệm với khách hàng, đáp ứng kịp thời các hợp đồng, yêu cầu đặt hàng khách và không được để chậm trễ khi đã hứa;
– Thứ hai: Thông tin cho khách hàng một cách kịp thời nếu có sự chậm trễ về sản xuất và giao hàng;
– Thứ ba: Trung thực với khách hàng, không hứa xuông, hứa ảo cho có để bán được hàng; Cam kết và thực hiện đúng về chất lượng, thời gian giao hàng, bảo hành, hỗ trợ khách hàng, và giải quyết khiếu nại thỏa đáng hài hòa quyền lợi khách hàng và công ty.
– Thứ tư: tiếp đón niền nở, ân cần và thông tin tư vấn bán hàng rỏ ràng cho khách; Tuy nhiên không nên tỏ ra quá thân thiện vì điều này khiến cho khách hàng có ý tưởng muốn được những ưu đãi đặc biệt mà nên giữ một khoảng cách hợp lý;
– Thứ năm: Mọi khách hàng đều quan trọng, không phân biệt địa vị, hình dáng, cách ăn mặc bên ngoài của họ, cho dù họ chỉ đến xem hàng hoặc tham khảo giá cả của doanh nghiệp bạn;
– Thứ sáu: Hãy khuyến khích khách hàng phản hồi về thông tin sản phẩm, dịch vụ của công ty.
– Thứ bảy: Khi giải quyết khiếu nại khách hàng phải có thông tin cơ sở vững chắc và lắng nghe đầy đủ thông tin khiếu nại trước khi giải quyết; trên cơ sở các quy trình, quy định bảo hành, chính sách của các nhà phân phối để giải thích cho khách hàng nắm rỏ, không bắt đầu bằng việc đổ lổi cho khách hàng;
5. Quy tắc văn hoá giao tiếp với nhà cung cấp:
– Thứ nhất: Đừng bắt họ phải chờ đợi, đối với họ thời gian cũng quý như vàng;
– Thứ hai: Đừng đối xử kém ưu tiên với các nhà cung cấp so với khách hàng;
– Thứ ba: Thông tin cho biết về bất cứ sự thay đổi nào về ngân sách, hợp đồng, kế hoạch KD để họ có những điều chỉnh tương ứng;
– Thứ tư: Hãy nêu rõ những yêu cầu của doanh nghiệp bạn bằng văn bản, giấy tờ càng chi tiết càng tốt, tránh nói miệng, hứa suông;
– Thứ năm: Thanh toán đúng hạn và thể hiện sự hài lòng của bạn đối với những hợp đồng hoàn thành tốt;
– Thứ sáu: Hãy cẩn thận về những bí mật kinh doanh của công ty, vì các nhà cung cấp có thể sẽ còn giao dịch buôn bán với các đối thủ cạnh tranh với công ty. Và cũng đừng dò hỏi những bí mật về đối thủ như thế sẽ làm cho họ trở nên khó xử;
– Thứ bảy: Hãy mạnh dạn đề nghị họ cho lời khuyên và những tin tức về tình hình trong ngành.
6. Quy tắc văn hoá giao tiếp điện thoại:
Để khách hàng (người mua hàng, nhà cung cấp, nhà phân phối, CB-CNV cty) đánh giá công ty BHLD LINH ANH hay còn được gọi là bảo hộ lao động giá rẻ nhất tại hà nội là một tổ chức có văn hóa giao tiếp. Vì vậy CB-CNV khi giao tiếp phải tuân thủ theo các nguyên tắc và cuẩn mực sau:
– Bắt đầu nội dung giao tiếp điện thoại bằng : “Tên bộ phận + Tên đơn vị xin nghe”
– CB-NV bên trong công ty cũng là đối tác là khách hàng nội bộ là đồng nghiệp. Vì vậy: Giao tiếp có chuẩn mực lịch sự/tôn trọng đối tác hoặc người nghe hoặc cấp trên. Không bắt đầu nội dung cuộc thoại trong nội bộ bằng những hình thức xưng hô thô lổ cọc cằn, hằn học, hưng hô “mày/tao”.
– Khi giao tiếp với khách hàng trên điện thoại nhưng cần trao đổi riêng để lấy thông tin bên ngoài phải giữ chế độ “hold” trên điện thoại.
thank you